CHIA SẺ THÔNG TIN

Mỹ phẩm Việt chưa thực sự được đầu tư để phát triển thương hiệu

08/08/2017

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam có quy mô khá lớn và tiềm năng tăng trường mạnh, song cho đến nay mỹ phẩm ngoại nhập vẫn thống lĩnh, mỹ phẩm nội chưa hề có chỗ đứng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt chưa thực sự đầu tư để phát triển thương hiệu.

 

my-pham-8


Mỹ phẩm làm đẹp không phải là lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam và cũng rất khó để doanh nghiệp Việt cạnh tranh. Theo các khảo sát của Euromonitior hay Mintel, hiện nay 90% thị phần mỹ phẩm Việt Nam thuộc các thương hiệu nước ngoài, chỉ có 10% thị phần là dành cho doanh nghiệp trong nước, chủ yếu ở phân khúc thấp hoặc bình dân. Bằng chứng là vài năm gần đây, Việt Nam chi ra hàng tỉ USD nhập khẩu mỹ phẩm, dự báo con số này còn tiếp tục tăng lên vào năm 2020.

 

Tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt

 

my-pham-viet-1Các thương hiệu mỹ phẩm Việt


Đã hơn một lần trên trang mạng xã hội của mình, người sáng lập ra thương hiệu mỹ phẩm Lá Housse đề cập đến những khó khăn khi muốn mở một cửa hàng trong các trung tâm thương mại lớn. Chỉ vừa nghe đây là thương hiệu mỹ phẩm Việt các trung tâm thương mại đã lập tức lắc đầu mà không cần biết thương hiệu đó ra sao, có sức lan tỏa đến người tiêu dùng hay không.

Thực ra việc các trung tâm thương mại lớn muốn nhường chỗ cho các thương hiệu thế giới cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, không chỉ các trung tâm thương mại mà ngay trong tâm thức của rất nhiều người tiêu dùng khi lựa chọn mỹ phẩm thường ưu tiên hàng ngoại, bất chấp giá cao và chất lượng không phải lúc nào cũng hơn hàng nội.

 

my-pham-viet-3Thương hiệu Lá house

Gần đây, nhiều người dùng bắt đầu biết đến nhiều hơn về sản phẩm son của thương hiệu My Secret, được sản xuất từ những loại dầu organic. Tuy nhiên, nghịch lý là với mức giá gần 500.000 đồng/thỏi, nhiều người lại ngần ngại trong khi sẵn sàng bỏ ra số tiền tương ứng để sở hữu một cây son của Hàn Quốc. Lý do vẫn không có gì mới: Hàn Việt sao lại đắt như vậy.

Christie Ho – nhà đồng sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Skinna từng làm một khảo sát nhỏ với câu hỏi: “Nếu sản phẩm Skinna được sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu ngược lại Việt Nam với giá bán cao hơn khoảng 20-30%, các bạn nghĩ thế nào. Bạn có nghĩ sẽ giới thiệu với bạn bè một cách tự tin hơn hay điều đó không làm thay đổi suy nghĩ của bạn về Skinna?”.  Tuy đây chỉ là một câu hỏi khảo sát nhỏ, những cũng đã nói lên nỗi băn khoăn của người làm mỹ phẩm “made in Vietnam” trước tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng.

Mỹ phẩm Việt chưa thực sự được đầu tư để phát triển thương hiệu


Vì sao mỗi năm người Việt chi cả tỷ USD nhập mỹ phẩm ngoại? Liệu có phải do tâm lý sính ngoại hay còn do điều gì khác nữa. Nhìn lại cách đây gần 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ biết đến những cái tên “made in Vietnam” như Thorakao. Nhưng sau khi những thương hiệu mỹ phẩm ngoại bắt đầu tràn vào thì Thorakao dần bị quên lãng. Đến nay gần như chỉ có những phụ nữ trung niên còn chuộng sản phẩm này bởi Thorakao sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, nghệ…

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, mỹ phẩm Việt hoàn toàn có đủ sức thuyết phục người tiêu dùng bởi chúng ta có lợi thế về các thảo mộc, nguyên liệu thiên nhiên. Với Thorakao, đáng ra họ có thể làm tốt hơn khi có cạnh tranh, nhưng cho đến nay những mẫu mã, bao bì của thương hiệu này dễ khiến người ta thấy nhàm chán.

 

my-pham-viet-2Thương hiệu Thorakao


Một số hạn chế của các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước là sự thiếu quan tâm đầu tư bao bì, mẫu mã đặc biệt là quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, một số nhãn hàng xác định thị trường trọng điểm là xuất khẩu, không phải trong nước nên không đầu tư quảng bá sản phẩm. Các doanh nghiệp tập trung thị trường trong nước thì khâu phân phối hàng còn nhiều hạn chế…Do đó người tiêu dùng ít nhận biết tên sản phẩm, tên thương hiệu Việt. 

Ngoài việc cần cải tiến mẫu mã bao bì và quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp nên quan tâm, đầu tư nghiên cứu và đưa vào sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên vốn phong phú của Việt Nam như: Bạc hà, nghệ, gừng, chanh, bồ kết, bùn khoáng….Hầu hết các hãng mỹ phẩm Việt Nam đều phải mua nguyên liệu từ nước ngoài như nhập nguyên liệu hóa chất từ Đức, tinh dầu thảo mộc từ Pháp, nguyên liệu cỏ cây từ Ấn Độ, Philippines…Đây là một điểm yếu cần được khắc phục.

 

---------------

Inbrand - Giải pháp công nghệ giúp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp mỹ phẩm

Hotline: 0962 464 466


Có thể bạn quan tâm:

098 152 5445