CHIA SẺ THÔNG TIN

Nông dân Đà Lạt khóc ròng vì bị nông sản Trung Quốc chèn ép

20/09/2018

Thời gian gần đây, nông sản Đà Lạt đang bước vào dịp thu hoạch, tuy nhiên do sự ép giá của nông sản Trung Quốc mà những người dân nơi đây phải bỏ úng rau củ của mình khi đến kỳ thu hoạch. Để tránh trở thành “công cụ” kiếm lời của thương lái vô tâm, người tiêu dùng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra nguồn gốc thực phẩm.

rau-cu-da-latNông sản Trung Quốc đang khiến nông dân Đà Lạt "khóc ròng"  

Nông sản Trung Quốc đang chèn ép nông sản Đà Lạt ?

Mặc dù sản lượng nông sản Đà Lạt bị sụt giảm do mưa nhiều nhưng nguyên nhân do đâu khiến những người nông dân ở ngay cả những vựa chuyên canh tác rau củ quả lớn như phường 7, 8, 11 và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương và Đơn Dương thà để rau củ ngập úng chứ không chịu đưa ra thị trường?

nong-san-da-lat-1Nông dân Đà Lạt thà để rau củ ngập úng chứ không chịu đưa ra thị trường

Có rất nhiều địa điểm bán nông sản tại Đà Lạt xen lẫn rau củ Trung Quốc mà người tiêu dùng không thể nhận biết được bởi chúng đã bị thương lái thay đổi nhãn mác, bao bì trước khi chuyển xuống thành phố và các tỉnh khác trong lớp bọc nông sản Đà Lạt.

Chỉ cần quan sát và theo dõi những thông tin trên website, báo mạng hay thời sự người tiêu dùng sẽ có chung một băn khoăn: “ Tại sao nông sản Đà Lạt khan hiếm nhưng nông dân vẫn than vãn vì giá thấp ?”. Nguyên nhân của việc này là do các tiểu thương nhập rau củ Trung Quốc về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, họ gắn mác nông sản Đà Lạt khiến cung vượt quá cầu, làm giá của các loại rau củ tụt dốc không phanh.

nong-san-trung-quoc-gia-da-latNông sản Trung Quốc tấn công thị trường Việt qua mác "nông sản Đà Lạt"

Điều này khiến nông dân Đà Lạt chịu thiệt thòi lớn vì dù bỏ ra nhiều công sức chăm sóc, canh tác nhưng lãi thu về không được bao nhiêu trong khi những thương lái khác chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ đã có thể kiếm lời từ sản phẩm rau củ không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Một ví dụ cụ thể, khoai tây Đà Lạt có giá cao gấp 2 -3 lần khoai tây Trung Quốc nên một số thương lái đã “phù phép” biến loại củ này trở nên có giá trị ngang bằng với nông sản sạch ở Đà Lạt, điều này khiến giá khoai tây Đà Lạt tụt xuống chỉ bằng một nửa so với ban đầu mặc dù đã hết mùa, nông sản khan hiếm.

nong-san-trung-quoc-gia-da-latKhoai tây Trung Quốc được trộn đất để giống khoai Đà Lạt

Theo tính toán của những người nông dân tại đây, với mức giá nông sản như hiện tại, mỗi sào đất trồng canh tác rau củ họ còn phải bù lỗ thêm 3 triệu đồng nữa mới đủ vốn đầu tư ban đầu, chưa kể đến phí thuê nhân công thu hoạch khoảng 250.000 đồng/ ngày, cộng thêm công sức và thời gian chăm sóc mà họ đã bỏ ra trong 3 tháng.

Ông Quốc – một nông dân có thâm niên về canh tác rau, củ, quả tại Đà Lạt cho biết: “ Trước đây, khi canh tác một sào nông sản, sau khi trừ chi phí bỏ ra, mỗi năm có thêm đem lại khoảng 250 triệu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, nông dân thua lỗ nặng, nhiều người phải bấm bụng dùng thuốc xịt cho chết sạch rồi thuê máy cày dập lại xuống đất để chuẩn bị mùa vụ mới vì giá quá thấp.” Nông dân thì khóc ròng trong khi đó những thương lái nhập nông sản Trung Quốc về thị trường Việt lại vô cùng hả hê với số lợi nhuận thu được về.

>>> Đủ chiêu hóa kiếp hàng Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt

Giải pháp ngăn chặn nông sản Trung Quốc tiến vào thị trường ?

nong-san-da-lat-2Phải làm sao để nông dân Đà Lạt đối phó được với nông sản Trung Quốc?

Việc nông sản Trung Quốc nhái đưa vào thị trường một cách ồ ạt, mất kiểm soát khiến người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn thực phẩm bởi không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để nhận biết sản phẩm an toàn chỉ bằng mắt thường.

Trước tình trạng này, ông Nguyễn Văn Sơn – giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “ Rất khó xử lý tình trạng thương lái trộn đất gải mạo nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt, hành động này vốn không cấu thành hành vi tội phạm bởi không có luật cấm, trừ khi phát hiện các mặt hàng nhập không rõ nguồn gốc và kiểm tra vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới tịch thu và xử phạt hành chính”.

Như vậy, để tránh khỏi việc mua nhầm nông sản Trung Quốc thì người tiêu dùng chỉ có thể dựa vào sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

nong-san-da-lat-2Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua nông sản mác "Đà Lạt"

Nhằm mục đích bảo vệ khoai tây Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập đề án thí điểm nhận diện khoai tây Đà Lạt thông qua bao bì, mẫu mã riêng và tem chống giả cho các túi, thùng đói gói sản phẩm khoai tây Đà Lạt.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp phân phối nông sản Đà Lạt hoàn toàn có thể tự đưa ứng dụng công nghệ Blockchain vào quy trình của mình. Điều này sẽ mang đến bước đột phá mới cho nông nghiệp Việt Nam bởi tất cả các sản phẩm khi đưa ra thị trường đều có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhờ vậy, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận được với những thông tin liên quan đến nông sản phẩm cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác nhất.

truy-xuat-nguon-goc-nong-san-da-latCác doanh nghiệp nông sản nên áp dụng công nghệ truy xuất cho sản phẩm của mình

Thời đại của công nghệ 4.0 đang lên ngôi, nếu các doanh nghiệp Việt không tự mình cải tiến thì sẽ rất khó đánh bại được những đối thủ cạnh tranh khác từ thị trường trong và ngoài nước. Để làm được điều này thì công nghệ Blockchain trong nông nghiệp là không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn minh bạch thông tin nông sản tới người tiêu dùng.

Inbrand - Một trong những đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản hàng đầu hiện nay luôn sẵn lòng để tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động này. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 094 356 2790 để được giải đáp mọi thắc mắc.

 

Có thể bạn quan tâm:



098 152 5445